Trẻ em không được đối xử như trung tâm vũ trụ

Tôi thích những đứa trẻ Thụy Sĩ, chúng độc lập, ngoan ngoãn, lịch sự và dễ giao tiếp. Chúng được tôn trọng không gian riêng và được yêu cầu điều tương tự. Các bậc cha mẹ Thụy Sĩ luôn khuyến khích sự độc lập, họ không vội vàng với con cái ngay khi con gọi, họ dạy con biết chờ đợi và thiết lập các ranh giới cần thiết.

Ngoài ra, người dân Thụy Sĩ không lo sợ dịch bệnh. Cảm lạnh, chấy rận là những điều hết sức bình thường. Mùa đông, cha mẹ không quấn trẻ trong nhiều lớp áo.

Người Thụy Sĩ cũng không chạy theo bao bọc con cái của họ. Trẻ đang ngồi trong một vũng nước? Không sao, chúng sẽ tắm rửa vào buổi tối. Trẻ đưa cát lên miệng ăn? Cha mẹ chúng sẽ nói: “Này, con yêu, nó không dùng để ăn, nhưng nếu con muốn thử một ít thì cũng được”.

Câu nói quen thuộc của các bậc cha mẹ ở đây là: “Không sao đâu con”.

Cha mẹ Thụy Sĩ không giúp con cái làm bài tập về nhà, không kiểm soát điểm số của con và không ép con vào đại học sau khi tốt nghiệp trung học. Trẻ em nên tự đưa ra quyết định phải làm gì tiếp theo.

Ảnh minh họa. 

Trường học không dạy những môn học phức tạp

Lúc đầu, tôi bị sốc bởi hệ thống giáo dục của Thụy Sĩ. Con trai lớn của tôi, Max dường như đã chuẩn bị kỹ đến mức thằng bé được học vượt lớp cùng với bọn trẻ lớn tuổi hơn

Bây giờ tôi hiểu rằng giáo dục phải dựa trên cách tiếp cận thực tế và tôn trọng các đặc điểm cá nhân của một đứa trẻ. Trẻ em được dạy cách quản lý, trông nhà, điều hướng địa hình, chúng được làm quen với nghệ thuật và rất nhiều sự chú ý tập trung vào thể thao.

Môn học phổ biến được gọi là “khoa học”, mọi lĩnh vực trong cuộc sống đều liên quan đến môn học này. Người ta cho rằng một người đưa thư hoặc một nhân viên bán hàng không cần đến môn hóa học. Nếu một đứa trẻ muốn tìm hiểu thêm về môn học này, chúng sẽ đăng kí khi học lên đại học.

Vì thế, chương trình học đại học khá khó khăn và nhiều sinh viên không theo nổi. Chỉ có những người có khả năng nhất, đam mê nhất mới học đại học.

Giáo dục về tiền bạc

Người Thụy Sĩ dạy con cái họ lập kế hoạch tài chính ngay từ khi còn nhỏ. Hầu hết chúng bắt đầu nhận tiền tiêu vặt trong độ tuổi từ 6 đến 10. Điều này giúp trẻ phân bổ số tiền giới hạn này một cách hợp lý, ưu tiên nó một cách chính xác và lập kế hoạch ngân sách phù hợp.

Nếu một người không biết cách quản lý tài chính của mình, họ sẽ dễ bị mắc nở vì hệ thống thuế và thanh toán tại Thụy Sĩ rất phức tạp.


Theo Gia Đình Việt Nam