Cụ thể, mẫu da điện tử được làm bằng chất liệu có thể co giãn, thiết kế mỏng chứa cảm biến áp suất, một lớp phủ phản ứng với nhiệt độ với các tế bào trí nhớ giống như bộ lão con người.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Md Ataur Rahman cho biết, nó đủ tinh tế để phân biệt sự khác biệt giữa việc nhẹ nhàng chọc vào mình bằng một chiếc đinh ghim và một cú đâm đau đớn. Thiết kế bắt chước các tế bào thần kinh, đường dẫn thần kinh và các thụ thể chỉ dẫn các giác quan của con người.
Tuy nhiên, dự án còn một chặng đường dài để đạt được những sản phẩm thiết thực nhưng việc sử dụng tiềm năng là rõ ràng. Một cánh tay giả có thể tái tạo tốt hơn những cảm giác của vật thật và giúp mọi người tránh khỏi nguy hiểm.
Robot có thể ít đáng sợ hơn vì chúng thể hiện sự mong manh giống con người hơn. Nó cũng có thể hữu ích cho việc ghép da không xâm lấn mà các phương pháp thông thường không hiệu quả.
Điều dĩ nhiên là việc sử dụng sẽ cần phải có chọn lọc cho bất kỳ mục đích nào. Mặc dù cơn đau là một cơ chế bảo vệ tự nhiên hữu ích nhưng không phải ai cũng muốn điều đó xảy ra.
Theo Công Luận