Cụ thể, bức xạ là sự phát xạ năng lượng, bao gồm cả nhiệt từ cơ thể phát ra. Dựa trên phổ điện tử, bước sóng lớn hơn với tần số thấp hơn sẽ ít mạnh hơn, trong khi bước sóng nhỏ hơn ở tần số cao hơn sẽ mạnh hơn. Phổ điện tử chia ra hai loại: ion hóa và không ion hóa. Bức xạ ion hóa bao gồm tia cực tím, tia X và tia gamma là những dạng có hại bởi năng lượng có thể kéo các nguyên tử ra và phá vỡ các liên kết hóa học trong DNA, dẫn đến phá hủy tế bào và gây ung thư.

Ngoài ra, các bước sóng milimet tần số cao dự kiến sử dụng cho một số mạng 5G thuộc dạng bức xạ không ion hóa - vốn có tần số thấp hơn và bước sóng lớn hơn. Nó không tạo ra đủ năng lượng để phá vỡ các liên kết hóa học của DNA. Ngoài sóng milimet, bức xạ này cũng được áp dụng cho sóng tần radio, FM radio, tín hiệu TV và điện thoại di động (3G và 4G). Dạng bức xạ này không tạo ra năng lượng trực tiếp làm hỏng các tế bào trên cơ thể.

Mỹ khẳng định mạng 5G không gây ra Covid-19. Ảnh: internet.

Đặc biệt, đây là một vấn đề tương đối phức tạp khi một số chuyên gia nghi ngờ bức xạ từ điện thoại di động có thể làm hỏng các tế bào thông qua một cơ chế sinh học khác, dẫn đến viêm và gây ung thư, tiểu đường, các bệnh tim mạch, thần kinh và phổi.

Ngoài ra, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, hầu hết các nghiên cứu được công bố về việc sử dụng dịch vụ điện thoại di động trong phạm vi RF vẫn chưa tìm thấy mối liên hệ với sự phát triển của các khối u. Do đó, Hiệp hội cũng thừa nhận nghiên cứu có những hạn chế đáng kể, gây ra một số nghi ngờ.

Các nghiên cứu đều cho thấy 5G là an toàn với sức khỏe con người. Ảnh: internet.

Trong khi đó, cơ quan Bảo vệ Môi trường và Chương trình Chất độc Quốc gia Mỹ đều không chính thức xem bức xạ RF là nguyên nhân gây ung thư. Trong khi cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của WHO vào năm 2011 lại xếp loại bức xạ RF là “có thể gây ung thư cho con người” sau khi các nghiên cứu cho rằng có mối liên kết với một loại khối u não, mặc dù các bằng chứng là hạn chế.

Theo Công Luận