Shark Hưng tên thật là Phạm Thanh Hưng. Ông sinh năm 1972 tại Thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Ông là chủ tịch công ty cổ phần và phát triển bất động sản thế kỷ CENINVEST, Phó Chủ tịch hội đồng quản trị CEN Group.

Tên gọi Shark Hưng của ông gắn liền với chương trình Thương vụ bạc tỉ – Shark Tank Việt nam. Tại đây, ông không chỉ gây thiện cảm với người đối diện bởi sự lịch lãm, tính cách hài hước mà còn được mệnh danh là “cá mập kén ăn” bởi thường ít khi đầu tư một mình mà hay hợp tác cùng shark khác. Ông cũng là Cá mập duy nhất có xuất phát điểm là dân kỹ thuật.

"Ở Việt Nam chúng ta có thể nói đề tài về chuyện tiền bạc hơi kiêng kỵ được nhắc đến khi bạn còn quá trẻ. Con cái không được tự ý tiêu tiền, thậm chí sờ đến tiền. Bố mẹ hạn chế nói về tiền bạc với con cái.

Trong các trường học cũng có thể dạy về tiền nhưng theo nghĩa con số trên giấy tờ chứ không phải tiền thật".

Trong một cuộc trò chuyện do Finhay tổ chức cách đây không lâu, Shark Hưng đã cho rằng: phản xạ về tiền hay độ nhạy cảm về tiền, cảm xúc đối với tiền với người trẻ Việt Nam không có nhiều. Nhưng khi một người có đồng tiền thực sự thì độ nhạy cảm, cảm xúc sẽ rất khác nhưng thông thường đến hơi muộn. Vì thế, theo shark Hưng nếu người trẻ tiếp xúc sớm với tài chính, tiền bạc thì càng có độ nhạy cảm với vấn đề tài chính kể cả tài chính cá nhân và doanh nghiệp sau này muốn khởi nghiệp và muốn giàu không chỉ biết quản lý tài chính mà phải còn học 5 kỹ năng sau:

Ảnh: Nguồn Internet

1. Học cách mặc cả

Mặc cả là một nghệ thuật, người biết mặc cả thường có thể tiết kiệm được nhiều tiền. Muốn biết mặc cả thì có rất nhiều kinh nghiệm để học tập.

+ So sánh hàng hoá ở cả ba nơi: Nói chung, trước tiên bạn phải có sự tìm hiểu nhất định về giá bán của loại hàng hoá này, sau đó bạn phải tìm hiểu về chất lượng, tính năng và sự ứng dụng của hàng hoá đó, chỉ có tính toán kĩ thì mới có thể bất thình lình tấn công vào chỗ không phòng bị, như vậy thì mới không bị mắc lỗi.

+ Không chút nể nang: Nếu bạn rất hài lòng với hàng hoá của một cửa hàng nào đấy thì cũng không nên biểu lộ ra, nhất định phải thẳng tay chỉ ra lỗi của hàng hoá, đến khi chủ hàng mất lòng tin, cảm thấy hàng hoá này không đáng nhiều tiền vậy thì bạn mới trả thấp hơn giá bạn định mua, như vậy mới có chỗ mặc cả. Ví dụ: Bạn nhìn thấy một chiếc áo khoác ghi giá 160.000 đồng, bạn cảm thấy đáng 80.000 đồng, vậy bạn có thể trả giá 60.000 đồng, cuối cùng qua quá trình mặc cả, bạn có thể thỏa thuận được với giá 70.000 đồng, như vậy còn rẻ hơn so với tưởng tượng của bạn. Nếu vừa mới bắt đầu bạn đã trả giá 80.000 đồng thì chẳng còn chỗ để mặc cả nữa, phải nhớ rằng "bổ" càng hăng thì càng có khả năng thành công.

Ảnh minh họa

+ Quan sát môi trường mua hàng: Môi trường bán hàng của một cửa hàng gồm có đất đai, địa thế, trang trí, diện tích, phẩm chất nhân viên,... địa thế càng tốt, diện tích càng tốt thì tiền thuê càng cao; trang trí càng tốt thì giá thành càng cao; nhân viên càng nhiều, tiền lương phải chi trả càng nhiều. Như vậy, giá thành của cửa hàng càng cao thì giá bán của từng loại hàng khẳng định là sẽ cao hơn cửa hàng khác, cho dù có "bổ" giá thêm nữa thì cũng không thể thấp hơn giá thành, nên đừng có ham cửa hàng lớn.

+ Đừng có luyến tiếc: Trong quá trình mặc cả, thái độ của bạn rất quan trọng, người bán hàng thường đều biết quan sát lời ăn tiếng nói và sắc mặt của bạn, nếu bạn lộ rõ sắc mặt tán thưởng hoặc biểu hiện rất thích thú như nắn nắn, xem xem, đặt xuống rồi lại cầm lên thì đều bị anh ta tóm được, từ đó nâng cao giá, nếu bạn quả thực muốn đạt được nguyện vọng thì không nên biểu lộ ra, giả bộ có thể mua cũng có thể không mua, đừng sợ là đã mặc cả quá lâu, cuối cùng thì cũng đừng có luyến tiếc, đặt xuống rồi đi không nói thêm câu nào nữa, nếu cuối cùng người bán không gọi bạn lại thì bạn chuyển sang cửa hàng khác để mua cũng không muộn.

2. Giảm giá (chiết khấu) hàng hóa, phân biệt kĩ thật giả

Thông thường, mùa đông hàng năm hoặc thời kì đổi mùa, các cửa hàng vẫn thường có hoạt động giảm giá. Thời kì đầu giảm giá quả thật là cũng có thể mua được một số hàng tốt, giá rẻ, thời kì cuối của giảm giá hầu như chỉ còn lại những hàng tồn xấu, không tìm thấy hàng tốt. Nguyên nhân của giảm giá có nhiều: Như do thay đổi mùa vụ, không đủ quy cách, chất lượng kém, sản phẩm cũ, giải quyết hàng tồn do đóng cửa ngừng hoạt động ,...

Tóm lại, nguyên nhân giảm giá có rất nhiều, nhưng chưa hẳn đều là hàng rẻ thực sự, hoặc là đúng như câu nói "của rẻ là của ôi". Để tiến hành giảm giá hàng hoá, mua được hàng hoá vừa ý mình, thực sự cũng là một môn khoa học. Khi cửa hàng triển khai hoạt động khuyến mại có thưởng, thường sẽ đưa những biện pháp tiêu thụ thu hút khách hàng, nếu bạn thực sự muốn mua hàng thì chẳng ngại gì mà không tính đến quà tặng kèm theo.

3. Chú ý chi tiêu nhỏ gộp lại thành chi lớn

Thói quen tiêu dùng rất khó thay đổi, vì thế khi mua bán tốt nhất phải chú ý rèn luyện thói quen tiết kiệm từ những chỗ nhỏ, để tránh việc từ những chi tiêu nhỏ tích góp lại thành chi tiêu lớn. Ví dụ như thức ăn bán trong siêu thị nhất định sẽ đắt hơn ngoài chợ bình thường, nếu không vội, có thời gian bạn cố gắng vào chợ mua sẽ rẻ hơn.

Mọi người đều rất hay chú ý đến những khoản chi lớn, nhưng lại không để ý đến những khoản chi nhỏ, kết quả là làm cho của cải vô tình trôi mất, cộng thêm giá trị của thời gian, đó chính là họ đã lãng phí một khoản tiền không nhỏ.

4. Xem hàng hoá ở ba cửa hàng rồi hãy quyết định mua

Hàng hoá trong thị trường rất phong phú, một sản phẩm nào đó thường không có giá bán thống nhất, vì vậy khi lựa chọn mua, tốt nhất là sau khi xem xét tính năng nhãn hiệu, số loại, hỏi thăm mấy cửa hàng để đảm bảo chắc chắn rằng hàng của bạn đã mua không bị hớ so với cửa hàng khác.

Thường ở các thành phố đều có các chợ bán buôn, máy thu thanh loại nhỏ, bộ dàn âm thanh đều có bán, giá rẻ hơn chợ chính quy từ 20% đến 50%, nhưng do chất lượng không đảm bảo chắc chắn, giá cả dao động cũng rất lớn, khi lựa chọn mua, tốt nhất nên đi cùng với người bạn nào biết mua để tránh bị lừa. Ngoài ra, hỏi giá ở một vài cửa hàng vẫn là một trong những phương pháp tiết kiệm tốt nhất.

5. Tự mình bắt tay vào làm một số việc có thể làm được

Hiện nay, tiền nhân công ngày càng đắt ví dụ như: vá săm xe đạp, sửa chiếc ô, sửa đôi giày, sửa một chiếc áo, nếu hàng hoá chất lượng không cao, đôi giày vừa mới mua đi một tháng đã hỏng rồi, sửa vài lần rồi, đi thì khổ mà vứt đi thì tiếc..

Tự tay làm thì phải có một bộ dụng cụ đơn giản, có đồ nghề rồi thì có thể giải quyết được những phiền phức có thể gặp phải trong cuộc sống thường ngày ở gia đình như: vòi nước bị rò chảy, bệ xí bị tắc, sơn tường bị bong, nóc nhà dột,...

Thông thường, một bộ đồ nghề đầy đủ gồm có: kìm cắt thép, kìm vạn năng, búa, cưa, kìm điện, dao, bàn chải, keo, ni lông, đinh sắt, dây thép, dây bảo hiểm, kéo,... chỉ cần một số tiền nhỏ là mua được bộ đồ nghề này.

Để có thể tự làm được thì bạn cần có một quá trình học tập. Các sách nói về lĩnh vực này thì được xuất bản ở nước ngoài rất nhiều, trong nước xuất bản ít hơn, chủ yếu là bạn tự học và nhờ bạn bè, đồng nghiệp dạy cho, từ đơn giản đến phức tạp, từng bước một, dần dần tích luỹ kinh nghiệm thì bạn có thể trở thành chuyên gia về lĩnh vực này, đồng thời cũng có thể tiết kiệm được một khoản tiền thuê nhân công khá lớn.

Đặc biệt cần phải nhắc nhở là tuy tự làm lấy mọi việc thì tiết kiệm được tiền nhưng phải chú ý đảm bảo an toàn, nhất là sửa chữa hoặc kiểm tra đường điện đều phải chú ý đến an toàn để tránh cái được không bù được cái mất.


Theo Kinh Tế Chứng Khoán