Tôi thấy tiền vô cùng thú vị. Hầu hết tiền định danh - như Đô la Mỹ, Euro hoặc Yên - không có giá trị nội tại. Lý do duy nhất khiến mọi người phát điên vì nó là vì chúng ta tin vào giá trị và sức mua của nó.
Về bản chất, tiền chỉ là một công cụ trao đổi. Nhưng thực tế, tiền có sức mạnh vô cùng lớn. Nó tác động đến 90% cuộc sống của chúng ta thậm chí là hơn. Để bàn về vấn đề tiền bạc, có cả ngàn chủ đề chúng ta có thể đề cập tới.
Những điều quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn là gì? Đối với hầu hết mọi người, con cái, sức khỏe, mối quan hệ và hạnh phúc quan trọng hơn những con số trong tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vị trí tiền bạc trong cuộc sống của chúng ta. Nếu tiền không quan trọng, nó không có giá trị nội tại và là công cụ trao đổi đơn thuần - tại sao nó có sức mạnh lớn như vậy?
Con người chúng ta đã phát minh ra tiền để việc trao đổi hàng ngày thuận tiện hơn. Nhưng dần dần, theo nhịp phát triển của cuộc sống, bản chất của tiền đã vượt xa hơn tác dụng trao đổi của nó. Ở đâu đó, chúng ta bắt đầu tôn thờ tiền, nhiều người thậm chí dành cả đời để tích lũy và làm chủ nó. Ngày nay, tiền kiểm soát nhiều khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta nhiều hơn tưởng tượng.
Nhiều người dễ dàng tin rằng, chỉ "cần thêm 1 chút tiền" nữa là sẽ có được hạnh phúc
Phần lớn sức mạnh của tiền bắt nguồn từ niềm tin của chúng ta rằng mình cần phải có nhiều hơn nữa. Tiền chỉ có quyền lực đối với bạn nếu bạn không có đủ. Khi bạn có nhiều tiền, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn.
Lưu ý rằng, định nghĩa “đủ” phụ thuộc vào yếu tố chủ quan. Vẫn có những triệu phú ngày đêm lo lắng vì tiền như những người nghèo khó vậy. Ngay cả khi có nhiều tiền hơn con số cơ bản, chúng ta vẫn có thể trở thành nô lệ của nó.
Hầu hết các vấn đề về tiền không bắt nguồn từ thu nhập, mà là bởi hành vi chi tiêu của bạn. Nhu cầu cuộc sống và định lượng của mỗi người không giống nhau. Nguồn thu nhập quả thật rất quan trọng nhưng vấn đề là nhu cầu của bạn có dừng lại ở mức thu nhập đó không. Hẳn là hầu hết chúng ta đều gặp phải tình trạng “Tôi muốn thứ này nhưng không thể mua được.”
Chắc chắn, bạn có thể làm việc nhiều hơn hoặc có được một công việc tốt hơn để kiếm được nhiều tiền hơn. Nhưng chúng ta thường dễ rơi vào cái bẫy tin rằng chỉ cần thêm một chút nữa sẽ khiến mình hạnh phúc.
Vấn đề là nếu bạn không điều chỉnh hành vi chi tiêu của mình và cân bằng hợp lý những gì bạn có với những gì bạn muốn, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy đủ.
Thời ền bạc và tiền bạời gian
Tiền có mua được hạnh phúc? Có, nhưng bạn phải biết cách sử dụng nó.
Một nghiên cứu lớn cho thấy thu nhập hàng năm lý tưởng cho hạnh phúc cảm xúc tối ưu là từ 60.000 đến 75.000 đô la một năm.
Thay vào đó, bạn nên có một quan điểm khác. Tôi không xem tiền là tiền. Tôi coi đó là thời gian. Nếu tôi muốn tiêu tiền, trước tiên tôi phải từ bỏ một phần thời gian của mình để kiếm được nó.
Thời gian là tài nguyên quý giá nhất của bạn vì đó là tài nguyên duy nhất hoàn toàn không thể tái tạo. Mỗi khi đồng hồ kêu tích tắc, bạn lại gần một giây với cái chết của mình mà không có cơ hội làm chúng chậm lại hoặc quay trở lại.
Bây giờ, hãy dành một giây để suy nghĩ về những gì thực sự làm bạn hạnh phúc. Hạnh phúc có phải là chiếc xe sáng bóng mới mua? Hạnh phúc có phải là đôi giày thể thao mới? Có phải là chiếc đồng hồ hào nhoáng? Tất cả đều tuyệt vời và có thể mang đến niềm vui, nhưng chúng thường sẽ không làm bạn hạnh phúc lâu dài. Trên thực tế, chúng tạo ra một cuộc rượt đuổi bất tận, bởi vì sẽ luôn có một chiếc xe nhanh hơn, giày thể thao hợp mốt hơn hoặc một chiếc đồng hồ đắt tiền hơn.
Thay vào đó, điều khiến bạn hạnh phúc là dành thời gian để làm những gì bạn muốn và với những người bạn yêu thương, như bạn bè thân thiết hoặc gia đình.
Thời gian là tiền bạc và tiền bạc là thời gian. Bạn phải từ bỏ một số thời gian của mình để kiếm tiền, nhưng bạn cũng có thể dành tiền của mình để “mua” thời gian. Bạn có thể mua những khóa học để đạt được mục tiêu của mình hoặc đạt được các kỹ năng nhanh hơn, mua các dịch vụ như dọn dẹp hoặc thuê người làm thay vì tự mình làm hoặc thuê ai đó hoàn thành một phần công việc của bạn.
Tiền chỉ có quyền lực đối với chúng ta khi chúng ta gắn nó với một giá trị nhất định. Chúng ta nghĩ rằng nó sẽ giải quyết tất cả các vấn đề trong khi thực tế, hầu hết vấn đề đều bắt nguồn từ tiền.
Tiền được tạo ra để làm cho cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn. Nó phục vụ chúng ta, chứ không phải để chúng ta trở thành nô lệ của nó.
Theo Kinh Tế Chứng Khoán